Hướng dẫn dán thẻ thu phí không dừng mới nhất

Làm thế nào thực hiện dán thẻ thu phí không dừng đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay thu phí không dừng là một trong những luật mới ra dành cho xe ô tô đi vào đường cao tốc. Việc thu phí như này đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho nhà nước. Giảm thiểu lượng lớn chi phí thuê nhân viên, hơn nữa còn giúp cho các lái xe thuận tiện hơn khi di chuyển trên đường cao tốc với vận tốc lớn. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về thẻ thu phí không dừng cũng như hướng dẫn các cách dán thẻ chi tiết nhất.

1. Thu phí xe không dừng là gì?

Thu phí xe không dừng (ETC) là hình thức thu phí tự động thông qua thẻ định danh. Giúp xe qua trạm thu phí dễ dàng mà không cần dừng lại. Khi phương tiện di chuyển tới trạm, máy đọc sẽ quét chiếc thẻ đã dán trên ô tô này, từ đó tự động trừ tiền trong tài khoản giao thông của khách hàng. Do đó, khách hàng không cần phải dừng lại và thanh toán bằng tiền mặt như hình thức thu phí thủ công.

Dán thẻ thu phí không dừng
Dán thẻ thu phí không dừng

Hình thức thu phí này giúp các phương tiện rút ngắn thời gian chờ đợi khi qua trạm thông qua việc chiếc thẻ định danh dán trên kính lái hoặc đèn xe. Đồng thời điều này giúp giữ được tốc độ lưu thông ổn định và có thể tiết kiệm được nhiên liệu cho phương tiện giao thông.

 

2. Nên dán thẻ thu phí không dừng ở đâu?

Trên thị trường hiện có hai loại thẻ thu phí không dừng là thẻ ePass của Công ty Cổ phần Giao thông số Việt Nam và thẻ e-Tag của Công ty TNHH thu phí tự động VETC (còn gọi là thẻ VETC). Vì hiện nay VDTC và VETC đã liên thông với nhau nên khi xe lưu thông qua các trạm BOT có hệ thống thu phí không dừng đều có thể sử dụng được cả 2 loại thẻ. Tuy nhiên, mỗi xe chỉ sử dụng được dịch vụ thẻ của 1 đơn vị cung cấp. Dưới đây là một vài thông tin cơ bản về 2 loại thẻ này.

2.1. Thẻ thu phí không dừng e-Tag của VETC

VETC là thương hiệu thu phí không dừng hàng đầu của Công ty TNHH Thu phí tự động VETC. Đây là đơn vị tiên phong triển khai và cung cấp dịch vụ ETC tại Việt Nam. VETC đang vận hành với 79 trạm thu phí. Chiếm khoảng 70% tổng số trạm có làn ETC trên toàn quốc.

Dán thẻ thu phí không dừng
VETC

Để mang lại được sự thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ thu phí tự động. VETC đã phát hành ra thẻ định danh e-Tag. Thẻ này sẽ được dán lên phía bên kính lái hoặc đèn xe. Nó giúp cho  hệ thống có thể dễ dàng nhận diện và tự động trừ phí vào tài khoản giao thông. Khi mà chúng ta qua trạm thu phí bằng công nghệ RFID kết hợp hệ thống thanh toán điện tử.

2.2.Thẻ thu phí không dừng ePass của VDTC

Công ty Cổ phần giao thông số Việt Nam (VDTC) là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Đây là một trong hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng ETC tại Việt Nam. VDTC hiện tại thì đang vận hành 35 trạm thu phí. Chiếm tới 30% tổng số trạm thu phí có làn ETC trên toàn quốc.

Dán thẻ thu phí không dừng
VDTC

Cũng tương tự với VETC thì dịch vụ thu phí tự động của VDTC cũng ứng dụng công nghệ RFID. Để có thể nhận diện phương tiện lưu thông qua làn ETC tại trạm thu phí. Thẻ định danh ePass Viettel được dán bên kính lái hoặc đèn xe ô tô. Ngoài ra thì hệ thống trạm thu phí VDTC còn ứng dụng thêm công nghệ OCR và OCS để có thể tăng độ chính xác khi nhận diện hình ảnh và có thể rút ngắn thời gian thanh toán.

Sử dụng thẻ thu phí không dừng ePass giúp cho các bạn có thể tiết kiệm thời gian, nhiên liệu. Và có thể giữ được tốc độ đang lưu thông ổn định. Điều này giúp tránh được ùn tắc khi qua trạm thu phí do không phải dừng chờ thanh toán. Không những thể thẻ ePass còn hỗ trợ phương thức thanh toán tiện lợi. Bởi nó liên kết với nhiều điểm dịch vụ đa dạng giúp mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.

 

2.3. Các địa điểm dán thẻ

Có 2 hình thức đăng ký dán thẻ là đăng ký trực tiếp và đăng ký trực tuyến. Mỗi hình thức đăng ký lại có những điểm ưu việt và lợi thế riêng. Việc dán thẻ được thực hiện tại các địa điểm tùy vào từng loại thẻ chứ không phụ thuộc vào hình thức đăng ký. Dưới đây là một vài địa điểm cụ thể thực hiện dán thẻ thu phí không dừng.

Hình thức đăng ký

VETC

ePass

Đăng ký trực tiếp

  • Trung tâm đăng kiểm: Trung tâm đăng kiểm 2901V (Hà Nội),…
  • Trạm thu phí của VETC:Trạm thu phí Bắc Giang, trạm thu phí Thường Tín (Hà Nội),….
  • Đại lý của VETC: Đại lý Hà Nội, đại lý Tỉnh,….
  • Viettel Post, Viettel Store: Bưu cục Mễ (Hà Nội), Bưu cục Trung Văn (Hà Nội),…
  • Điểm dán thẻ lưu động
  • Trạm thu phí do VDTC quản lý: Trạm Cai Tranh, trạm Cà Ná,…
  • Trạm đăng kiểm xe cơ giới liên kết: Đăng kiểm 2903V Cầu Giấy – Hà Nội

Đăng ký online

  • Đăng ký qua app VETC trên điện thoại di động

  • Đăng ký qua app ePass trên điện thoại di động

Dù thực hiện đăng ký bằng hình thức nào thì các địa điểm thực hiện dán thẻ của mỗi thẻ là tương đương nhau. Vì vậy các chủ sở hữu có thể lựa chọn địa điểm phù hợp nhất để thực hiện dán thẻ. Khách hàng chỉ cần đến một trong các địa chỉ của loại thẻ mình dùng. Nhân viên tại trạm sẽ hướng dẫn đăng ký vào biểu mẫu chỉ trong 5 phút. Sau khi hoàn thành xong, khách hàng có thể nạp tiền, đi ngay qua trạm mà không mất thời gian hay ảnh hưởng gì.

2.4. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký thẻ

Trước khi đi đăng ký thẻ thu phí không dừng, cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết. Việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ là hành động bắt buộc và sẽ không thể đăng ký thẻ nếu thiếu một trong số giấy tờ dưới đây. Vì vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ để việc đăng ký được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

    Đối với các cá nhân

  • CMT/ Thẻ căn cước/ Hộ chiếu
  • Đăng ký xe
  • Đăng kiểm xe

    Đối với các doanh nghiệp

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Số CV/QĐ (nếu là cơ quan nhà nước)
  • CMT/Thẻ căn cước/Hộ chiếu (người đại diện hoặc người được ủy quyền)
  • Giấy ủy quyền (nếu không phải là người đại diện)
  • Đăng ký xe
  • Đăng kiểm xe

3. Các vị trí dán thẻ giúp qua trạm nhanh chóng

Để giúp các trạm thu phí dễ dàng nhận diện và thực hiện nhiệm vụ, các thẻ thu phí không dừng phải được dán ở những vị trí cụ thể trên các bộ phận của ô tô.

3.1. Các vị trí đạt tiêu chuẩn

Để giúp hệ thống thu phí không dừng hoạt động tốt nhất, nhà cung cấp đưa ra 2 vị trí dán đạt tiêu chuẩn là:

  • Dán thẻ trên kính xe: Vị trí dán thẻ trên xe đúng là mặt bên trong, cách mép dưới 10cm và cách mép phải 5cm.
  • Dán thẻ ở đèn xe: Vị trí dán thẻ đèn xe ở bên phải vị trí ngồi của lái xe. Vị trí dán tốt nhất là giữa xe cách các bề mặt kim loại của vỏ xe.

3.2. Cách dán thẻ thu phí không dừng tại nhà

Việc dán thẻ thu phí không phải là việc làm quá khó, cần nhiều chuyên môn. Vì vậy để tiết kiệm thời gian, công sức, các chủ sỡ hữu có thể tự thực hiện dán thẻ ngay tại nhà. Tuy nhiên cần phải lưu ý một vài đặc điểm quan trọng tránh cho trường hợp dán không đạt yêu cầu khiến BOT không thể nhận dạng được thẻ.

Quy trình dán thẻ thu phí không dừng trên kính xe đúng cách:

  • Bước 1: Dùng khăn ẩm lau sạch vị trí mặt kính bên trong phía ghế lái phụ. Sau đó để khô hoặc dùng dùng khăn khô lau sạch.
  • Bước 2: Xác định vị trí dán thẻ sao cho thẻ cách mép dưới của kính 10cm và mép phải 5cm. Bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như thước đo để xác định vị trí, và nên để cách bề mặt kính từ 15 – 20cm.
  • Bước 3: Bóc và dán thẻ. Nhẹ nhàng bóc lớp keo dính từ phía góc thẻ sau đó miết nhẹ đều tay cho thẻ dính hoàn toàn trên bề mặt kính và tránh nhăn nhúm.

Quy trình dán thẻ thu phí không dừng ở đèn xe ô tô như sau:

  • Bước 1 – Làm sạch: Dùng khăn ẩm lau sạch bề mặt đèn xe phía bên phải chỗ ngồi của lái xe. Sau đó để khô.
  • Bước 2 – Xác định vị trí dán thẻ: Vị trí dán thẻ phù hợp nhất là ở giữa đèn xe. Vị trí này cách xa chỗ kim loại của vỏ xe. Vị trí miếng dán phải song song với mặt đất.
  • Bước 3 – Dán thẻ: Từ từ bóc lớp keo dính ở phía góc thẻ một cách nhẹ nhàng. Sau đó dán lên xe và miết thật chặt các mép sao cho không còn không khí bên trong. Miết thêm vài lần nữa cho thẻ dán chặt vào đèn xe.

3.3. Một vài lưu ý cần biết khi dán và lựa chọn thẻ

  • Khi thực hiện dán thẻ thu phí không dừng tại nhà. Các chủ sở hữu nên liên hệ với đội ngũ kĩ thuật để được hỗ trợ dán thẻ đúng cách và đúng vị trí nhất. Tránh trường hợp khi qua trạm BOT không thể nhận diện thẻ.
  • Thẻ đã dán không bóc ra dán lại được. Bởi vì sẽ làm hư hỏng thẻ, ảnh hưởng đến chip bên trong thẻ, camera không nhận diện được.

  • Thẻ ePass lại đa dạng cách nạp tiền. Từ chuyển khoản, liên kết thẻ tín dụng, liên kết với hơn 40 ngân hàng, liên kết ví điện tử hoặc trừ thẳng qua ví điện tử của Viettel. Tùy vào hình thức thanh toán mà người dùng có thể chịu phí hoặc mất phí giao dịch.
  • VETC yêu cầu chủ thẻ luôn phải duy trì số dư trong tài khoản và có thể nạp qua hình thức chuyển khoản hoặc các cổng thanh toán với mức phí % nhất định. Phải kiểm tra thường xuyên và nạp thêm nếu chẳng may tài khoản không đủ số dư để giao dịch. PhuKien4B đã có một bài về cách nạp tiền vào tài khoản VETC miễn phí, mong các bạn tìm đọc.

Các tài xế có thể sẽ bị xử phạt nếu cố tình đi vào làn đường ETC khi chưa thực hiện đăng ký thẻ thu phí không dừng hoặc số dư trong tài khoản không đủ để thực hiện trả phí. Nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Chính vì thế các tài xế cần chú ý thực hiện đăng ký và thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản nhằm hạn chế tối đa khả năng bị xử phạy.