Cách sử dụng Google Mảp kiểm tra tình trạng tắc đường

Google Mảp là một ứng dụng bản đồ thông minh và tiện lợi, giúp bạn tìm đường và xác định vị trí của mình một cách dễ dàng. Ngoài ra, Google Mảp còn có một tính năng vô cùng hữu ích cho các tài xế, đó là kiểm tra tình trạng tắc đường. Với tính năng này, bạn sẽ nhìn thấy các đường màu khác nhau trên bản đồ, thể hiện cho tình trạng giao thông của các tuyến đường. Bạn sẽ biết được đường nào thông thoáng, đường nào ùn tắc, để lựa chọn lộ trình phù hợp nhất, tiết kiệm thời gian và nhiên liệu. Google Mảp chắc chắn là một người bạn đồng hành tin cậy của các tài xế! Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng tính năng tiện lợi này của “anh bạn đồng hành đáng tin cậy” này nhé!

Cách sử dụng Google Mảp kiểm tra tình trạng tắc đường

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng tính năng kiểm tra tình trạng tắc đường của ứng dụng:

  • Bước 1: Mở ứng dụng Google Mảp
google mảp
App google mảp
  • Bước 2: Chọn biểu tượng 3 lớp (Layers) ở bên trên góc phải màn hình.
google mảp
Cách sử dụng google mảp kiểm tra tình trạng tắc đường
  • Bước 3: Chọn Giao thông
google mảp
Cách sử dụng google mảp kiểm tra tình trạng tắc đường
  • Bước 4: Bạn sẽ thấy các đường màu khác nhau biểu thị tình trạng giao thông hiện tại của các tuyến đường.

Có bốn mức màu quy định.

 

    • Màu xanh lá: Đường thông thoáng, các phương tiện có thể di chuyển dễ dàng.
    • Màu cam: Đường không quá đông, các phương tiện di chuyển chậm hơn.
    • Màu đỏ: Đường đông đúc, các phương tiện di chuyển chậm.
    • Màu nâu đỏ: Tắc đường, các phương tiện di chuyển rất chậm hoặc không di chuyển được.
  • Bước 5: Bạn có thể thu phóng bản đồ để xem tình trạng giao thông của các khu vực khác nhau.

Hướng dẫn rút gọn

google mảp
Cách sử dụng google mảp kiểm tra tình trạng tắc đường

Lưu ý:  Tính năng này sẽ không sử dụng được khi bạn đang ngoại tuyến (không có mạng)Bạn chỉ có thể xem bản đồ và địa điểm đã tải xuống trước đó khi không có kết nối mạng và sẽ không nhận được thông tin về giao thông, tuyến đường thay thế hoặc hướng dẫn làn đường. Vì vậy hãy đảm bảo Google Mảp của bạn đã được kết nối 4G đầy đủ để sử dụng hiệu quả tính năng này của ứng dụng.

Những thông tin “xịn xò” khác mà nhận được khi sử dụng tính năng này

Khi kiểm tra tình trạng tắc đường ngoài việc xác định tuyến đường bạn chuẩn bị xuất phát có đang trong tình trạng thông thoáng hay đang vào thời gian cao điểm thì bạn còn được biết thêm một số thông tin khác như:

  • Thời gian dự kiến để vượt qua các đoạn đường tắc: Bạn có thể biết được khoảng thời gian mà bạn sẽ mất để đi qua các đoạn đường bị ùn tắc hoặc có sự cố giao thông. Điều này sẽ giúp bạn lập kế hoạch cho chuyến đi của mình một cách hợp lý hơn.

 

  • Các tuyến đường thay thế: Bạn có thể xem được các tuyến đường khác nhau để đi đến điểm đến của mình, cùng với các ưu và nhược điểm của từng tuyến. Bạn có thể so sánh và lựa chọn tuyến đường phù hợp nhất với nhu cầu và điều kiện của mình.
  • Tình trạng kẹt xe và tình hình điều tiết và các công trình đang diễm ra tại khu vực đó: Google Mảp sẽ đưa ra nhận định về từng đoạn đường cụ thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định phù hợp nhất.

VD: Đây là 3 con đường khác nhau từ Trường Đại học Thương mại đến Dokki, Phố Bà Triệu và tình hình giao thông của 3 đoạn đường đó

  • Những địa điểm quan trọng hoặc hữu ích gần vị trí hiện tại: Như cây xăng, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện, cửa hàng tiện lợi, v.v.

  • Những địa điểm du lịch hoặc văn hóa nổi tiếng gần vị trí hiện tại: Như di tích lịch sử, công viên, bảo tàng, rạp chiếu phim, v.v.

Những lưu ý để sử dụng tối ưu Google Mảp

Những điều bạn cần lưu ý để có thể sử dụng một cách tối ưu nhất Google Mảp.

  • Xác định địa chỉ đích chính xác: Trước khi lên đường, hãy xác định địa chỉ đích đến của bạn một cách chính xác để tránh bị lạc đường.
  • Dự phòng: Nếu bạn sử dụng Google Maps để điều hướng, hãy tìm hiểu đường đi trước để có cái nhìn tổng quan về tuyến đường. Nếu có phần nào đó bị tắc, bạn có thể chọn đường khác hoặc sử dụng tính năng tìm đường điều hòa.
  • Chuyển hướng thông minh: Google Maps có tính năng chuyển hướng thông minh. Cho phép bạn thay đổi hướng đi nếu gặp tắc đường hoặc một số vấn đề khác.
  • Sử dụng tính năng chia sẻ vị trí: Nếu bạn cần định vị cho một người khác hoặc chia sẻ vị trí của mình, hãy sử dụng tính năng chia sẻ vị trí.
  • Lưu địa điểm: Bạn có thể lưu địa điểm yêu thích của mình trên Google Maps để dễ dàng truy cập lại trong tương lai.
  • Sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói: Bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để tránh phải nhập từ khóa vào máy tính bảng hoặc điện thoại của mình.
  • Cài đặt thông báo: Cài đặt thông báo để nhận thông báo về các sự kiện, giao thông và cập nhật địa điểm mới trên Google Maps.
  • Sử dụng tính năng offline: Google Maps có tính năng cho phép bạn tải dữ liệu và sử dụng ở chế độ offline. Rất tiện lợi cho những khu vực không có kết nối Internet.