Thi mô phỏng lái xe là nội dung sẽ được bổ sung vào quy trình thi sát hạch của các thí sinh khi tham gia kỳ thi lấy giấy phép ô tô các hạng từ B1 trở lên. Đây là quy định mới và được áp dụng bắt đầu từ giữa năm 2022 của Bộ Giao thông vận tải.
Kỳ thi này là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo lái xe. Nó được thiết kế để giúp các học viên làm quen với việc lái xe trong một môi trường an toàn và kiểm soát được các tình huống phức tạp trên đường. Trong kỳ thi này, các học viên sẽ phải lái xe trong một phòng mô phỏng với các tình huống giao thông được mô phỏng lại, từ đó đánh giá khả năng lái xe của mình, cải thiện kỹ năng lái xe và chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi thực hành lái xe trên đường.
1. Nội dung của bài thi mô phỏng lái xe ô tô
Các bài học mô phỏng các tình huống giao thông do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cung cấp. Đó là 120 cái tình huống trên dạng video, clip được quay/dựng cố định, không có bất kỳ công cụ/phím bấm nào tác động vào hành trình của xe trên clip. Học viên khi học, thi sẽ sử dụng phím space (hay còn gọi là phím cách) để nhấn vào vị trí trên clip mà học viên cho rằng đó là tình huống nguy hiểm. Theo đó, khi tham gia kỳ thi sát hạch, người thi phải đạt kết quả 35/50 điểm mới đủ điều kiện để tham gia các hạng mục sát hạch tiếp theo.
Nội dung của bài thi bao gồm 120 tình huống, được chia ra thành 6 chương chi tiết như sau:
- Chương I: Bao gồm 29 tình huống (từ 01 – 29) mô phỏng các thực tế gặp phải khi lái xe ô tô trong khu đô thị, khu dân cư đông đúc.
- Chương II: Bao gồm 14 tình huống (từ 30-43) mô phỏng các tình huống thực tế khi lái xe ô tô ở nông thôn, qua các đoạn đường gấp khúc, đoạn đường có gia súc hay đi vào buổi tối, sử dụng đèn chiếu xa,…
- Chương III: Gồm 20 tình huống (từ 44 – 63) mô phỏng các tình huống thực tế khi lái xe trên cao tốc như chuyển làn, nhập làn, phanh gấp, vượt xe, lùi xe,…
- Chương IV: Gồm 10 tình huống (từ 64-73) mô phỏng các tình huống thực tế khi lái xe ô tô ở địa hình đường núi như vượt xe, khúc cua gấp, lên dốc, xuống dốc,…
- Chương V: Gồm 17 tình huống (từ 74-90) mô phỏng các tình huống thực tế khi lái xe ô tô trên đường quốc lộ như giao cắt với đường sắt, vượt xe, gặp người đi bộ,..
- Chương VI: Gồm 30 tình huống (từ 91-120) mô phỏng các tình huống va chạm thực tế khi tham gia giao thông hỗn hợp.
Cách tính điểm bài thi mô phỏng lái xe ô tô:
Với kỳ thi này, bạn cần phải đạt tối thiểu 35 điểm/50 điểm để đỗ. Ở mỗi tình huống, có 2 mốc thời điểm là 0 điểm và 5 điểm. Học viên gắn cờ ở mốc thời điểm nào sẽ được tính điểm ở mốc đó.
- 5 điểm: Thời điểm bắt đầu có dấu hiệu phát hiện những tình huống nguy hiểm mà người lái cần xử lý.
- 0 điểm: Xử lý các tình huống ở thời điểm này mà vẫn xảy ra tai nan.
- Học viên lựa chọn được giữa 2 mốc này sẽ đạt được điểm tương ứng từ 5-4-3-2-1 điểm.
2. Về ưu và nhược điểm của kỳ thi và phần mềm thi
Kỳ thi được đánh giá là một hình thức thi đem lại nhiều lợi ích và giúp đảm bảo chất lượng đầu ra vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên vì là một hình thức mới nên hiện phần mềm này vẫn còn tồn tại một vài điểm gây tranh cãi. Dưới đây là một số những điểm mạnh được đánh giá cao và những điểm vẫn còn chưa được đánh giá cao đối với phần mềm này.
Về ưu điểm:
- Việc sử dụng phần mềm mô phỏng lái xe ô tô vào kỳ thi sát hạch giúp người dự thi có thể làm quen với các tình huống giao thông thực tế. Từ đó, hiểu và biết cách xử lý tránh những va chạm đáng tiếc có thể xảy ra.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thí sinh không cần phải sử dụng xe thật, điều này giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.
- An toàn: Với môi trường mô phỏng, thí sinh không phải lo lắng về các tai nạn hoặc rủi ro khác.
- Chính xác: Các chuyên gia có thể đánh giá chính xác kỹ năng lái xe của thí sinh thông qua một loạt các tình huống mô phỏng khác nhau.
Về nhược điểm
- Hình thức thi mới này sẽ có tỷ lệ đậu ít hơn so với hình thức cũ.
- Phần mềm này đang trong giai đoạn thí điểm, nên còn rất nhiều hạn chế gặp phải ở nội dung cũng như cách tính điểm, gây ra những ý kiến trái chiều.
- Không thể mô phỏng hoàn toàn các tình huống trong thực tế: Dù có được các phần mềm mô phỏng tốt nhất, nhưng không thể tái tạo đầy đủ tất cả các tình huống giao thông có thể xảy ra trong thực tế, do đó, kỳ thi chỉ có thể giới hạn trong một số tình huống cơ bản.
- Không có yếu tố tâm lý: Kỳ thi hiện chưa thể giúp thí sinh có những trải nghiệm chân thật nhất để rèn luyện yếu tố tâm lý như khi tình huống thật xảy ra.
Chắc chắn phần mềm mô phỏng thi lái xe ô tô sẽ tiếp tục phát triển những điểm mạnh của mình và cố gắng cải tiến, hoàn thiện những điểm còn tồn tại trong thời gian tới để đưa vào bài thi sát hạch lấy bằng lái xe ô tô một cách hoàn chỉnh nhất.